Thiết thực và hiệu quả

Tác giả: Sống Thật Chậm

Sau các chuyến đi, đám mẹt chủ chúng tôi thường bàn bạc với nhau những món hàng nào là thiết thực và thiết yếu nhất, những món hàng nào không nên mang lên nữa, những món hàng nào phải bổ sung thêm vào danh mục cần sắm. Nếu cái lũ hàng xén chúng ta có nhiều tiền thì sướng rồi, thời buổi này bước chân ra cửa muốn mua gì cũng có, muốn mua bao nhiêu cũng được… Phiền một nỗi chúng ta lại chẳng có nhiều tiền, và cũng tại con chúng ta quá đông, cho nên mỗi khi tính toán mua gì đều phải loay hoay nghĩ xem làm sao mua được cho nhiều đứa nhất, trường nào cũng có thể có, rẻ nhất nhưng lại phải tốt nhất, thế mới sinh chuyện 🙂 Tiếp tục đọc

Hạnh phúc nào hơn?

Tác giả: Sống Thật Chậm

Tôi chưa được gặp người mẹ hai con ấy lần nào, tất cả chỉ là những trao đổi ngắn ngủi hàng ngày qua thư, qua blog, nhưng hầu như không ngày nào chúng tôi không nói với nhau một điều gì đó, nên cảm giác thân quen và gần gũi lắm, chừng như chỉ với tay ra là chạm được vào nhau. Tiếp tục đọc

Ăn dè hà tiện

Tác giả: Sống Thật Chậm

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, cái câu tục ngữ ấy chị em tôi thuộc nằm lòng từ ngày còn bé, nhưng có lẽ chưa bao giờ mang ra áp dụng triệt để như từ khi nhấc cái gánh hàng xén này lên vai 🙂

Việc cả đám mẹt chủ từ Bắc chí Nam lọ mọ đi mua áo khoác cũ với giá chỉ bằng 10 đến 15 phần trăm giá áo khoác mới (mà chất lượng tốt hơn hẳn), rồi về xoay trần ra chọn lọc, giặt giũ, phân loại để cái áo đưa tới tay bọn trẻ được sạch sẽ, mới mẻ, thơm tho đã là câu chuyện cũ. Hôm nay xin hầu bạn câu chuyện về nguồn gốc một số món hàng độc của Gánh bắt đầu từ năm học tới. Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (6)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Người chở tôi đi Măng Buk 2 hôm ấy là thầy L., giáo viên trường cấp 2 Măng Buk. Đó là một thanh niên cao to, nhanh nhẹn và còn rất trẻ. Ban đầu thầy còn e dè, tôi hỏi gì thì trả lời nấy, sau thấy chị hỏi nhiều quá, thôi em tự kể hết luôn cho nó… nhanh 🙂 Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (5)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Người thứ hai tôi nói chuyện trong ngày mới đến là thầy H., hiệu phó trường Tiểu học và Mẫu giáo Măng Buk 2. Thầy đang trên đường đi họp về, biết có đoàn ở Măng Buk 1 muốn vào thăm Măng Buk 2, nên ghé vào ăn trưa và đợi chúng tôi đi cùng. Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (4)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Các thầy cô giáo ở Kon Plong để lại trong tôi một ấn tượng mạnh mẽ, tôi cứ nghĩ mãi về cái cách họ vừa làm thầy, vừa làm mẹ, vừa làm cha cả mấy trăm học sinh ở trường; cái cách họ gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau để đứng vững trong cái điều kiện khó khăn đến cùng cực ấy… và tôi tìm ra nhiều yếu tố lý giải cho việc tại sao mấy mẹt chủ chúng tôi đã không băn khoăn ngần ngại gì khi đặt ra 1 ngoại lệ so với tiêu chí của Gánh hàng xén (GHX) – hỗ trợ cho cả trường cấp 2 nội trú; đã lập tức thống nhất với nhau rằng chúng tôi phải sớm đưa GHX trở lại với Kon Plong. Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (3)

Tác giả: Sống Thật Chậm

3. Văn hóa dân tộc ở  Măng Buk: 100% học sinh ở trường Măng Buk là người dân tộc Xê Đăng. Người Xê Đăng theo mẫu hệ, mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ đều do người mẹ quyết định, theo các thầy cô kể lại thì người đàn ông trong gia đình muốn làm gì cũng phải xin phép vợ… Hihi, nghe thèm nhỉ, nhưng bạn mà là phụ nữ cũng chớ có vội mừng, kèm theo quyền quyết định là cả một núi nghĩa vụ chất lên vai người cai quản gia đình. Cũng lại theo lời kể của các thầy cô (vì chúng tôi ở lại có 2 ngày 1 đêm, nên không có dịp được chứng kiến): người phụ nữ là lao động chính trong gia đình, nếu có 1 gia đình người Xêđăng đi làm về, chắc chắn người vợ lưng gùi nặng, tay bế con dù có vất vả mấy cũng tự xoay xở lấy, người chồng đi người không, tay cầm mỗi cái rựa nhưng không bao giờ chịu bế con hay đeo gùi đỡ cho vợ. (Nghe đến đây thì khối bạn tặc lưỡi, thôi… phụ hệ cũng được, cho nó lành, nhỉ 🙂 ). Tuy nhiên những vai trò chủ chốt trong cộng đồng như già làng, trưởng thôn, thầy cúng… vẫn thuộc về nam giới. Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (2)

Tác giả: Sống Thật Chậm

2. Thời tiết Kon Plong: Chúng tôi đến nơi này vào mùa thời tiết thuận lợi nhất trong năm.  Sáng ra nắng vàng óng trên cây, bầu trời cao lồng lộng, xanh thẳm. Thế mà mới quá trưa, thoắt cái, mây đen kéo đến, mưa sầm sập, tôi cúi gằm mặt xuống, vẫn thấy mưa quất rát rạt, chạy mất dép về đến trường mới biết là hồi nãy bị mưa đá. Nhưng vừa mưa mù trời đấy, lát sau nắng lại đã hửng lên, gió mang đầy hơi nước đượm hương lá trong trẻo khiến tôi nhớ về những ngày sơ tán xa xưa. Ở thành phố bây giờ hiếm khi có thể ngửi mùi hương trong gió như thế. Vào mùa thuận lợi nhất mà thời tiết còn như cô gái lỡ thì đỏng đảnh thế này, học sinh đi học còn bước thấp bước cao, đi không khéo sụt chân xuống bùn ngập sâu tới gối, nữa là vào mùa không thuận lợi thì chẳng hiểu thời tiết sẽ thế nào. Đem thắc mắc ấy hỏi cô Hiền, cô không trả lời, chỉ kể: “Ngày em mới vào nhận công tác ở đây, đúng mùa mưa, mấy tháng sau em mới nhìn thấy mặt trời lần đầu chị ạ.” Tiếp tục đọc

Ấn tượng Kon Plong (1)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Lỡ hẹn với chủ bút Mẹ Còi là sẽ viết thêm loạt bài chi tiết về Măng Buk, đến khi soạn ảnh để viết bài mới ngã ngửa ra rằng chẳng có mấy cái ảnh trong tay. Rõ là trời hại, đi đâu tôi cũng chỉ chăm chú làm xong phận sự rồi tỷ tê nói chuyện với giáo viên, với các bé hoặc lần mò đi quan sát xung quanh, chi tiết ghi vào bộ nhớ nhưng cái bản năng chụp ảnh vốn không có, tay chân đắc lực như Thắng, như Toàn thì lần này chẳng đi cùng nên chẳng cậy được vào ai. Thôi đành mời bạn đọc chay một lần vậy 🙂 Cáo lỗi trước với bạn nếu bạn là người thích hình ảnh hơn thích đọc 🙂 Tiếp tục đọc

Măng Buk: Cười cho đỡ mệt (2)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Cặp bài trùng Mẹ Còi – Minh Tâm: Tôi vẫn tự hào là chị em tôi thân nhau và hiểu ý nhau không ai bằng, nhưng sau chuyến đi này, tôi phải ngậm ngùi nhường vị trí gần gụi nhất bên chị tôi cho Chủ nhiệm Minh Tâm. Đi trên xe, chả cần đến một mệnh lệnh nhỏ nào, lơ xe Minh Tâm hiểu và đón ý tài xế Mẹ Còi chu đáo không thể tưởng tượng nổi: nào là thay kính, nào là lấy áo khoác che nắng, nào là mở sẵn chai nước để uống, nào là lấy kẹo cao su bạc hà ăn cho tỉnh táo, nào là đọc bảng giới hạn tốc độ khi vào ra đô thị… Tôi chịu, không thể nào theo kịp. Chỉ buồn cười  lúc cặp bài trùng ấy cùng lú lẫn, ví như khi chuẩn bị lên đến Kon Tum, đi qua 1 khu rừng thông mờ sương tuyệt đẹp, Minh Tâm rút máy ảnh ra chụp, miệng rên lên: “Trời ơi, đẹp thế! Nhưng mà cảnh trông ma quái quá!”, tôi thắc mắc trong bụng, có gì đâu mà ma quái nhỉ. Mấy phút sau thấy Mẹ Còi kêu “Trời nhập nhoạng lái xe khó chịu thật”, tôi mới cười phá lên, hóa ra cặp bài trùng mang kính râm suốt buổi chiều, đến khi trời tắt nắng quên chưa thay kính 🙂 Tiếp tục đọc

Măng Buk: Cười cho đỡ mệt (1)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Trời cao nguyên xanh, đường cao nguyên... ghê 🙂

Biết mọi người ở nhà đang sốt ruột, kê dép hóng cả dãy, mà 2 chủ xị của phiên chợ Măng Buk (Mẹ Còi và Minh Tâm) lại đang mệt xỉu, nên mẹ cháu xin mạn phép hé chút thông tin bên lề chuyến đi, các báo cáo tổng hợp chi tiết, chia lời chia lãi phải chờ 2 vị kia tỉnh lại và thong thả viết sau ạ. Tiếp tục đọc

Tả Gia Khâu: Những chuyện khó tin (1)

Tác giả: Sống Thật Chậm

Phải thú thực là khi sửa soạn các gánh hàng cho 3 phiên chợ của tháng Ba, tôi không mặn mà với phiên chợ Tả Gia Khâu mấy, bởi sau đợt khảo sát ké 1 số trường Mẫu giáo và Tiểu học ở Mường Khương với đoàn Cơm có thịt của bác Tuấn, tôi có ấn tượng rằng so với huyện Bát Xát thì các trường ở huyện Mường Khương đầy đủ và sung túc hơn rất nhiều; đời sống của người dân nói chung có vẻ hơn hẳn; đường xá giao thông cũng tương đối thuận lợi… Nói cho công bằng, các điểm trường của Tả Gia Khâu nếu so với Pa Cheo và Sàng Ma Sáo thì đã ở điều kiện đáng mơ ước lắm rồi: hầu hết các điểm trường đã được xây kiên cố, giáo viên được đi đường nhựa đến tận sát điểm trường hoặc chỉ phải đi đường núi 1 quãng, nước sạch không phải thiếu đến mức cùng cực, học sinh ít ra cũng được ăn mặc lành lặn, sạch sẽ… nhưng đó chỉ là bề nổi, khi nói chuyện và tìm hiểu sâu hơn, tôi được nghe và biết những điều không thể tin là có thật, bạn có muốn nghe không? Tiếp tục đọc

Một chuyến đi của lòng nhân ái

Bài viết của bạn Mẹ Linh và Nhím (tình nguyện viên)

Tôi không có thói quen cầm bút, vậy mà sau chuyến đi cùng với Gánh Hàng Xén mang hàng lên cho ba trường học ở vùng sâu của Bát Xát và Mường Khương, trên đường về tự nhiên lại muốn viết một cái gì đó về trường Pa Cheo và các thầy cô giáo phân hiệu Pờ Sì Ngài. Tiếp tục đọc

Chia lợi nhuận 3 phiên chợ tháng 3/2012

Ba phiên chợ đã kết thúc trong tuần đầu tháng 3. Về đến nhà là phường buôn tan tác hết để lao vào gồng gánh trả nợ thời gian vun quén, sắp xếp hàng và đưa hàng lên chợ. Hôm nay báo cáo đã xong, mọi chuyện đã ổn, ngày rộng tháng dài ta cùng chia lời bạn nhé. Tiếp tục đọc

Báo cáo tổng kết phiên chợ Tả Gia Khâu 2, Pa Cheo 3, Sàng Ma Sáo 2

Phiên chợ Tả Gia Khâu 2: họp ngày 5/3/2012; phiên chợ Pa Cheo 3: họp ngày 6/3/2012; phiên chợ Sàng Ma Sáo 2: họp ngày 7/3/2012.

Vì lý do liên gánh cho cả 3 phiên chợ, chúng tôi xin nhập chung mục gom hàng và góp vốn của cả 3 gánh với nhau. Riêng hàng tiêu thụ tại từng phiên chợ sẽ được tách theo bảng riêng để cả người chung vốn, người bán và người mua tiện theo dõi ạ. Tiếp tục đọc

Phạm Ngọc Tiến: Chỉ là lời chúc muộn

(Bài dẫn từ blog của nhà văn Phạm Ngọc Tiến)

Vừa đi Tây Bắc 5 ngày cùng Gánh hàng xén chưa kịp tắm rửa thay quần áo thì nhận được cú điện thoại của một bạn đọc thắc mắc vì sao các blog chương trình cơm thịt chưa có lời chúc mừng 8/3 đến các cô giáo vùng cao. Tiếp tục đọc

Chào mừng bạn đến với Gánh hàng xén!

Nổi bật

Chào mừng bạn đến với Gánh hàng xén cho trẻ vùng cao!

Bạn cứ tự nhiên thăm nhà, nhà của chúng ta có gian Gom hàng với  thông tin cập nhật về những món hàng các bé đang cần và tiến độ bỏ hàng vào gánh; gian Góp vốn cho bạn cái nhìn gần hơn về độ căng của ruột tượng các bác hàng xén; Chợ miền xuôi là nơi bạn có thể tìm thấy những món hàng bạn cần với giá rẻ bất ngờ, mà dù bạn có không cần món hàng đó lắm đi chăng nữa, bạn có thể tha về tặng ai đó như một nghĩa cử giúp các em bé đang cần lắm những nhu cầu cơ bản về ăn và mặc; Chợ miền ngược sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các phiên chợ đã, đang và sắp được mở ở khắp các nẻo vùng cao; nếu bạn là cổ đông của gánh, mời bạn xem mục Dốc hầu bao để biết đồng vốn của bạn đang được sử dụng như thế nào; Bạn buôn lên tiếng sẻ chia những điều tâm đắc giữa những người đồng chí hướng; Khách buôn là góc riêng để những khách hàng của Gánh nhỏ to những chuyện vui buồn, thủ thỉ với hội buôn thúng bán mẹt cho đỡ cô đơn; cuối cùng, mong rằng mọi người sẽ ghi tên mình nối dài thêm danh sách các Mẹt chủ để phường buôn của chúng ta ngày một đông vui hơn và các bé cũng có nhiều chỗ nương tựa hơn. Nếu bạn muốn bắt tay hợp tác với chúng tôi mà chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào, bạn hãy xem mục Nối đòn gánh. Bạn muốn biết nhiều hơn về những địa điểm đã và đang họp chợ, mời bạn tìm thông tin ở mục Nhòm địa bàn… Bạn mà nghe thấy tiếng Đập mẹt nghĩa là có điều gì đó đang cần được bạn chú ý.

Nếu bạn không muốn đọc mà chỉ muốn thưởng thức hình ảnh, hãy vào chuyên mục Slide Shows.

Nếu bạn muốn tham gia Gánh hàng xén và muốn biết có thể làm gì, mời đọc ở đây.

Gánh hàng xén là ngôi nhà chung của tất cả những ai có chút tấm lòng với con trẻ. Mong bạn đã đến thì thỉnh thoảng ghé lại, đừng bỏ đi bạn nhé.

Hôm nay có gì mới?
Ngoài bài mới đăng, có thông tin mới được cập nhật ở trang Gom hàng, Gom hàng – Măng Buk 2, Góp vốnChợ miền xuôi, Chợ miền ngượcKhách buôn