Chào mừng bạn đến với Gánh hàng xén!

Nổi bật

Chào mừng bạn đến với Gánh hàng xén cho trẻ vùng cao!

Bạn cứ tự nhiên thăm nhà, nhà của chúng ta có gian Gom hàng với  thông tin cập nhật về những món hàng các bé đang cần và tiến độ bỏ hàng vào gánh; gian Góp vốn cho bạn cái nhìn gần hơn về độ căng của ruột tượng các bác hàng xén; Chợ miền xuôi là nơi bạn có thể tìm thấy những món hàng bạn cần với giá rẻ bất ngờ, mà dù bạn có không cần món hàng đó lắm đi chăng nữa, bạn có thể tha về tặng ai đó như một nghĩa cử giúp các em bé đang cần lắm những nhu cầu cơ bản về ăn và mặc; Chợ miền ngược sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các phiên chợ đã, đang và sắp được mở ở khắp các nẻo vùng cao; nếu bạn là cổ đông của gánh, mời bạn xem mục Dốc hầu bao để biết đồng vốn của bạn đang được sử dụng như thế nào; Bạn buôn lên tiếng sẻ chia những điều tâm đắc giữa những người đồng chí hướng; Khách buôn là góc riêng để những khách hàng của Gánh nhỏ to những chuyện vui buồn, thủ thỉ với hội buôn thúng bán mẹt cho đỡ cô đơn; cuối cùng, mong rằng mọi người sẽ ghi tên mình nối dài thêm danh sách các Mẹt chủ để phường buôn của chúng ta ngày một đông vui hơn và các bé cũng có nhiều chỗ nương tựa hơn. Nếu bạn muốn bắt tay hợp tác với chúng tôi mà chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào, bạn hãy xem mục Nối đòn gánh. Bạn muốn biết nhiều hơn về những địa điểm đã và đang họp chợ, mời bạn tìm thông tin ở mục Nhòm địa bàn… Bạn mà nghe thấy tiếng Đập mẹt nghĩa là có điều gì đó đang cần được bạn chú ý.

Nếu bạn không muốn đọc mà chỉ muốn thưởng thức hình ảnh, hãy vào chuyên mục Slide Shows.

Nếu bạn muốn tham gia Gánh hàng xén và muốn biết có thể làm gì, mời đọc ở đây.

Gánh hàng xén là ngôi nhà chung của tất cả những ai có chút tấm lòng với con trẻ. Mong bạn đã đến thì thỉnh thoảng ghé lại, đừng bỏ đi bạn nhé.

Hôm nay có gì mới?
Ngoài bài mới đăng, có thông tin mới được cập nhật ở trang Gom hàng, Gom hàng – Măng Buk 2, Góp vốnChợ miền xuôi, Chợ miền ngượcKhách buôn

Nguồn gốc và Tiêu chí Gánh hàng xén

Nổi bật

Chuyện bắt đầu từ một chuyến đi khảo sát của chương trình “cơm thịt” tại 1 số trường Mẫu giáo thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Blogger Sống thật chậm (STC) theo đoàn lần đầu để tìm hiểu. Kết thúc chuyến đi, STC nhận ra ngoài việc bữa ăn trưa ở trường vốn chẳng có thức ăn gì, các trường Mẫu giáo còn thiếu vô vàn những thứ không tên khác. Những đồng tiền quý giá của các nhà hảo tâm đóng góp cho chương trình “cơm thịt” không tài nào lo xuể những khoản không tên ấy. Tiếp tục đọc

Nói với nhau, trước thềm năm học mới (2)

Tác giả: Trần Đăng Tuấn

Bài viết này được dẫn từ blog của anh Trần Đăng Tuấn: trandangtuan.wordpress.com

Năm học mới,đương nhiên chúng ta không thể nào lại để các em “đứt bữa cơm thịt “. Nhưng đây cũng là nỗi lo lắng của chúng tôi trong hai tháng qua.

Cơm có thịt ở Mầm Non Y Tý Tiếp tục đọc

Báo cáo kết quả lợp tôn mới cho Măng Buk 1

Tác giả: Mẹ Còi

Trường Tiểu học và Mầm non Măng Buk 1 đã bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão số 2, hai điểm trường bị tốc nửa mái, một số điểm khác bị bay mất một số tấm tôn. Thầy T, hiệu trưởng trường Tiểu học và Mầm non Măng Buk 1 đã gọi điện về xin GHX hỗ trợ để nhà trường kịp sửa chữa cho kịp năm học mới. Hai bạn Hùng Thoa đã lập tức gửi tiền về ủng hộ. Báo cáo kết quả tình hình sửa chữa như sau: Tiếp tục đọc

Mong ước “nhỏ nhoi”

Tác giả: Nhà Ngoại

Đọc một loạt các ấn tượng Kon Plong, tôi thật buồn. Nói lên cái buồn thì cũng chẳng ích lợi cho ai, mà không nói lên cái buồn thì không biết nói cái gì, vì với tôi, tôi chẳng bao giờ vui trọn vẹn khi nghĩ đến những người còn kém may mắn trên quả đất này.

Tiếp tục đọc

Đam mê cùng những con đường

Tác giả: Mẹ Còi

Bài này có vẻ như chẳng liên quan gì đến Gánh hàng xén. Nhưng xét kỹ lại thì rất liên quan, vì mình còn đi “chợ” nhiều lần, nên viết cho các mày râu có lỡ phải đi cùng xe với mình thì cứ việc “ngồi yên trật tự”, còn hội Mẹt chủ thì không phải bảo nhau “ngại quá, mình không biết lái xe để thay cho chị ấy”. Tiếp tục đọc

Làm phòng học cho Đăk Uy Bay

Tác giả: Mẹ Còi

Đợt đi Măng Buk 1 vừa rồi, thầy T, hiệu trưởng trường Tiểu học và Mầm non Măng Buk 1 có đề xuất xin hỗ trợ làm hai phòng học cho điểm trường Đăk Uy Bay. Điểm trường này có 17 học sinh Mầm non và 21 học sinh tiểu học, trong đó lớp 1 có 13 em, còn một lớp ghép (lớp 2 và lớp 3) có 8 em, nhưng chỉ có duy nhất một phòng học như trong ảnh dành cho một lớp tiểu học, còn lại phải đi mượn nhà rông văn hóa để dạy.

Ảnh: Mẹt Gỏi lá

Tiếp tục đọc

Vật liệu may túi và làm vải mưa

Tác giả: Mẹ Còi

Mấy hôm nay cứ nghĩ đến chuyện vải mưa là mình lại rầu rĩ, vì loại vải dù xem lần trước giá hơn 30.000đ/mét mà vẫn thấy không ưng ý lắm. SC thì cứ giục đi tìm mua vải mẫu để may thử túi đựng sách vở. Rốt cuộc may mắn đã mỉm cười với mình, chiều nay ra chợ Dân Sinh tìm thì vớ ngay được loại này. Tiếp tục đọc

Tiêu chí Nối đòn gánh

Vừa qua, chúng tôi nhận được nhiều thư đề nghị hỗ trợ từ các nhóm thiện nguyện khác, tuy nhiên, chúng tôi đã phải từ chối một số nhóm, vì hoạt động của họ không phù hợp với tiêu chí của GHX. Vì vậy, chúng tôi cụ thể hóa các tiêu chí đó vào hoạt động Nối đòn gánh ở đây để tiện cho các bạn muốn Nối đòn gánh tham khảo. Điều kiện để chúng tôi Nối đòn gánh với các nhóm khác là: Tiếp tục đọc

Bạn có thể làm gì nếu muốn tham gia GHX?

Tác giả: Mẹ Còi

Câu hỏi này mình phải gõ trả lời còm nhiều lần quá, mà trong phạm vi còm thì không trả lời hết được, nên viết bài này, để khi nào có ai hỏi lại lần nữa thì sẽ có chỗ mà chỉ chỏ cho nhanh. 🙂

Càng ngày mình càng thấy, công việc của GHX vô cùng đa dạng, và ngày càng phát triển theo sáng kiến của những người tham gia. Cho nên dưới đây chỉ là những cách mà mình nghĩ ra, các bạn đóng góp thêm nhé. Tiếp tục đọc

GIẤY ỦY QUYỀN

Tác giả: Mẹ Mốc

Sau khi đi Tây Bắc về, khi viết bài, mình có nhắc tới tờ “Giấy ủy quyền” của mình, lý do để cả xe ngồi cười hết một quãng đường dài đầu chuyến đi và hứa sẽ giải thích về nó sau, nhưng rồi lãng đi (và cũng ngại kể nữa). Tuần trước bị Mẹ Còi gửi mail: “Em còn nợ bài về giấy ủy quyền đấy!”, ôi thôi, không thể lờ được rồi, phải “bật mí” vậy! Tiếp tục đọc

Thiết thực và hiệu quả

Tác giả: Sống Thật Chậm

Sau các chuyến đi, đám mẹt chủ chúng tôi thường bàn bạc với nhau những món hàng nào là thiết thực và thiết yếu nhất, những món hàng nào không nên mang lên nữa, những món hàng nào phải bổ sung thêm vào danh mục cần sắm. Nếu cái lũ hàng xén chúng ta có nhiều tiền thì sướng rồi, thời buổi này bước chân ra cửa muốn mua gì cũng có, muốn mua bao nhiêu cũng được… Phiền một nỗi chúng ta lại chẳng có nhiều tiền, và cũng tại con chúng ta quá đông, cho nên mỗi khi tính toán mua gì đều phải loay hoay nghĩ xem làm sao mua được cho nhiều đứa nhất, trường nào cũng có thể có, rẻ nhất nhưng lại phải tốt nhất, thế mới sinh chuyện 🙂 Tiếp tục đọc

CÂU CHUYỆN KHOEN_ON 2

Bài viết này được dẫn từ blog của anh Thanhvdgt1: thanhvdgt1.blogspot.com

 
Em bé đó đây
Khi đến điểm trường Hua Đán (thuộc điểm trường Khoen On số 1), trong lúc phát quà cho các em học sinh mầm non, tôi rất chú ý đến 1 em bé trai trạc cỡ 5 tuổi, có 1 vết thương kỳ dị ngay sát trên lông mày (bên trái – xem hình). Nói là kỳ dị bởi tôi nhìn thấy rõ đó là 1 vết thương còn mới, nhưng lại mọc ra thứ lông màu vàng kỳ lạ. Tiếp tục đọc

CÂU CHUYỆN KHOEN_ON 1

Bài viết này được dẫn từ blog của anh Thanhvdgt1: thanhvdgt1.blogspot.com

Đường lên với lớp học trên rẻo cao
Trong chuyến đi thăm điểm trường bản Huổi Cầy (Thuộc xã TaGia – Than Uyên) ngày 17/12/2011, tôi đã thực sự xúc động khi gặp cô giáo mầm non nơi đây. Cô giáo người Kinh, mới lấy chồng được 6 tháng, chồng cô cũng là giáo viên nhưng thầy dạy ở tít Tà Hừa (Thuộc xã TaGia – Than Uyên), cách chân núi nơi cô đang dạy học gần 50 cây số. Từ chân núi đi lên đến điểm trường cô dạy thì chỉ có hơn 10 cây số, nhưng phải di chuyển hơn 1 tiếng đồng hồ, xuyên qua những cánh rừng cô độc lúc nào cũng 1 bên là núi cao, 1 bên là vực sâu mới đến nơi cô giáo dạy học. Tiếp tục đọc

Hạnh phúc nào hơn?

Tác giả: Sống Thật Chậm

Tôi chưa được gặp người mẹ hai con ấy lần nào, tất cả chỉ là những trao đổi ngắn ngủi hàng ngày qua thư, qua blog, nhưng hầu như không ngày nào chúng tôi không nói với nhau một điều gì đó, nên cảm giác thân quen và gần gũi lắm, chừng như chỉ với tay ra là chạm được vào nhau. Tiếp tục đọc

Ăn dè hà tiện

Tác giả: Sống Thật Chậm

“Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, cái câu tục ngữ ấy chị em tôi thuộc nằm lòng từ ngày còn bé, nhưng có lẽ chưa bao giờ mang ra áp dụng triệt để như từ khi nhấc cái gánh hàng xén này lên vai 🙂

Việc cả đám mẹt chủ từ Bắc chí Nam lọ mọ đi mua áo khoác cũ với giá chỉ bằng 10 đến 15 phần trăm giá áo khoác mới (mà chất lượng tốt hơn hẳn), rồi về xoay trần ra chọn lọc, giặt giũ, phân loại để cái áo đưa tới tay bọn trẻ được sạch sẽ, mới mẻ, thơm tho đã là câu chuyện cũ. Hôm nay xin hầu bạn câu chuyện về nguồn gốc một số món hàng độc của Gánh bắt đầu từ năm học tới. Tiếp tục đọc