Chuẩn bị hàng cho phiên chợ Măng Buk

Tác giả: Mẹ Còi

Phù…. Cuối cùng thì cũng xong. Khi các bạn đọc được bài này thì bọn mình đã rong ruổi trên đường đến các điểm trường rồi. Tranh thủ báo cáo sơ tình hình chuẩn bị phiên chợ để các cổ đông đỡ nóng ruột. Tiếp tục đọc

Tây Bắc – Những ngày khó quên (4)

Bài viết của Mẹ Mốc (tình nguyện viên)

Ngày 4:

Buổi sáng ở vùng cao thật thanh bình. Trời trong veo, không khí mát mẻ, thoáng đãng, mấy chú ỉn đen chạy tung tăng ngoài sân trường. Mình chẳng bao giờ là người dậy đầu tiên, mở mắt ra đã thấy Sống Chậm và mấy bạn khác dậy từ lúc nào! Tiếp tục đọc

Tây Bắc – Những ngày khó quên (3 – phần 1)

Bài viết của Mẹ Mốc (tình nguyện viên)

Ngày 3:

Sáng hôm sau, đúng như dự định, Minh dậy rủ mình đi chụp ảnh. Ngặt nỗi chỉ có mỗi một toilet, chờ nhau thì lâu mà thời gian trống buổi sáng thật ngắn, vì thế mình nói Minh cứ đi trước, mình sẽ ra sau. Nhà nghỉ Đặng Trung, nơi bọn mình ở nằm đúng ở khu du lịch đông đúc nhất mà mình có thể nôm na gọi là Phố Tây. Chỉ loanh quanh một tẹo mình có thể chụp được những ngôi nhà, góc phố mang màu sắc cổ kính theo kiểu châu Âu. Chỉ có điều là dây điện chằng chịt khắp nơi, bác EVN quả thật gây khó khăn quá lớn cho các nhà nhiếp ảnh và những người yêu thích cảnh quan. Tiếp tục đọc

Tây Bắc – Những ngày khó quên (2)

Bài viết của Mẹ Mốc (tình nguyện viên)

Ngày 2:

Đường lên Tả Gia Khâu. Ảnh: Ngọc Minh

Dù mệt nhưng mình vẫn ngủ khá tỉnh. Sợ ngủ quên nên đặt chuông báo thức nhưng mình tỉnh dậy trước báo thức khá lâu. Nằm phía bên phải mình là Sống Chậm, bạn này ngủ sau mình nhưng chỉ độ hơn 5h đã dậy ngồi ôm iPad, mình đành chỉ lẩm nhẩm trong lòng: “Sức đâu ra mà giỏi thế ko biết nữa!”. Tiếp tục đọc

Tây Bắc – Những ngày khó quên (1)

Bài viết của Mẹ Mốc (tình nguyện viên)

Ngày 1: 4/3/2012: Hà nội – Mường Khương – Tả Gia Khâu

Bị Sống Chậm dặn không chờ quá 5 phút, mình hẹn Ngọc Minh lấy taxi đi từ nhà lúc 4h, đề phòng sáng sớm trời mưa khó bắt xe và lái xe không quen đường vào Ciputra nhà bạn Sống Chậm. Tích cực quá hóa ra là có hại, mới 4h20 mình đã tới chân nhà Sống Chậm, ngần ngại mãi mới dám nhắn tin, sợ làm bạn mất ngủ. May quá mà Soái Mẹt nhà mình có nhiều đồ phải sắp xếp nên dậy rồi, nếu không thì mình lại phải ân hận vì phá quấy giấc ngủ của gia đình bạn.  Tiếp tục đọc

HAT: Nhật ký Tây Bắc: Trở lại Sàng Ma Sáo

Tác giả: HAT

Bài viết này được dẫn từ blog của Bang chủ HAT: tuanhavn.blogspot.com

Tôi trở lại Sàng Ma Sáo vào một ngày nắng ấm.

Nhờ trời khô ráo, đường không trơn, chiếc xe tải nhỏ chở hàng vượt qua con dốc mà lần trước cả Captiva và Innova đều không lên được, vào thẳng sân trường Mầm Non. Rất may là 4 ngày chúng tôi ở Tây Bắc, thời tiết đều nắng đẹp, trong khi đó ở Hà Nội mưa gió sụt sùi, sương mù dày đặc. Tiếp tục đọc

Nhật ký Tây Bắc: Những nẻo đường núi

Tác giả: HAT

Bài viết này được dẫn từ blog của Bang chủ HAT: tuanhavn.blogspot.com

07.03.2012

Mới hai lần lên Bát Xát và một lần lên Mường Khương, mà những địa danh, những cung đường trước đây tôi chưa từng nghe đến, giờ đây cũng trở nên vô cùng thân thương, quen thuộc, như thể tôi đã sống ở đây lâu rồi. Có lẽ tại bởi vì tôi sinh ra và lớn lên ở vùng trung du, nên tôi yêu những con đường ngoằn ngoèo trườn trên sườn đồi dốc núi, những con đường vượt suối băng ngầm ở Tây Bắc. Tiếp tục đọc

Chiếc cặp lồng cơm

Tác giả: Lana

Bài viết này được dẫn từ blog của Mẹt chủ Lana: lanoanhblog.blogspot.com

Mình thế nào lơ ngơ đi theo một chuyến ‘Cơm thịt’ và ‘Gánh hàng xén’, để rồi ‘nhìn thấy’ cái việc mọi người làm, không phải ‘từ thiện’, mà là làm ‘anh Kim Đồng’, chuyển đến bọn trẻ vùng cao tấm lòng, sự quan tâm của rất nhiều người, cả một chút trắc ẩn, một chút trách nhiệm tính toán để mỗi đồng đóng góp đều có hiệu quả, ý nghĩa, dù để làm được điều đó thì vất vả và mất thời gian hơn rất nhiều. Tiếp tục đọc

Một chuyến đi của lòng nhân ái

Bài viết của bạn Mẹ Linh và Nhím (tình nguyện viên)

Tôi không có thói quen cầm bút, vậy mà sau chuyến đi cùng với Gánh Hàng Xén mang hàng lên cho ba trường học ở vùng sâu của Bát Xát và Mường Khương, trên đường về tự nhiên lại muốn viết một cái gì đó về trường Pa Cheo và các thầy cô giáo phân hiệu Pờ Sì Ngài. Tiếp tục đọc

THÔNG BÁO KHẨN CẤP

Sáng qua có xảy ra một chuyện mà mình nghĩ nên thông báo để cả làng cùng biết: Có một trang blog mới (không tiện nêu tên ở đây) bưng nguyên bài “Chào mừng đến Gánh hàng xén” về dán ở ngay trang chủ với tiêu đề “Hàng xén” trên blog đó.

Vì không có bất kỳ sự liên hệ xin phép nào về việc ấy, và vì có một số hiện tượng ăn theo “cơm thịt” mà bác Trần Đăng Tuấn – Tổng chỉ huy Cơm có thịt, vừa phải có “vài lời”, để tránh những nhập nhèm và những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra cho Gánh hàng xén, tập thể Mẹt chủ – Bang chủ xin phép được thông báo rõ ở đây: “Gánh hàng xén không có bất kỳ một nhánh phụ hoặc một trang phụ nào. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm với toàn bộ đóng góp về tiền mặt và hàng hóa của bà con trong phạm vi hoạt động của blog này chứ không ở bất cứ trang blog hay diễn đàn nào khác.”

Sự cẩn trọng này thiết nghĩ không thừa. Tuy nhiên, xin thành thật cáo lỗi nếu khiến cả làng phải xao động.

 

Thùy Linh: CON HỌC XẾP CHỮ

Rổ ngô để xếp chữ

Lần trước đến trường chính Tả Gia Khâu mình không để ý có mấy rổ hạt ngô con con kê góc lớp học. Hỏi cô Nhẫn, hiệu trưởng thì cô bảo để các con mẫu giáo học xếp chữ. Ngoài mấy rổ hạt ngô con con thì chả còn gì nữa. Đồ chơi nghèo nàn, hầu như không có. Tiếp tục đọc

Chia lợi nhuận 3 phiên chợ tháng 3/2012

Ba phiên chợ đã kết thúc trong tuần đầu tháng 3. Về đến nhà là phường buôn tan tác hết để lao vào gồng gánh trả nợ thời gian vun quén, sắp xếp hàng và đưa hàng lên chợ. Hôm nay báo cáo đã xong, mọi chuyện đã ổn, ngày rộng tháng dài ta cùng chia lời bạn nhé. Tiếp tục đọc

Báo cáo tổng kết phiên chợ Tả Gia Khâu 2, Pa Cheo 3, Sàng Ma Sáo 2

Phiên chợ Tả Gia Khâu 2: họp ngày 5/3/2012; phiên chợ Pa Cheo 3: họp ngày 6/3/2012; phiên chợ Sàng Ma Sáo 2: họp ngày 7/3/2012.

Vì lý do liên gánh cho cả 3 phiên chợ, chúng tôi xin nhập chung mục gom hàng và góp vốn của cả 3 gánh với nhau. Riêng hàng tiêu thụ tại từng phiên chợ sẽ được tách theo bảng riêng để cả người chung vốn, người bán và người mua tiện theo dõi ạ. Tiếp tục đọc

Lana: Ai lên Tây Bắc (2)

Bài viết này được dẫn từ blog của Mẹt chủ Lana: lanoanhblog.blogspot.com

Thật là không biết bắt đầu từ đâu và kể chuyện gì, dù đến mỗi điểm dọc chuyến đi lại có bao nhiêu chuyện để kể, để chia sẻ, ít nhất là với Giỏ thị, với bạn hiền ghé blog, với hai cô bạn tình nguyện viên Giỏ mình thật nhiệt tình dễ thương, đăng ký đi rồi đến ngày cuối đành ở nhà vì không thể theo đoàn, tối ngày kêu tiếc lắm Lana kể chuyện đi cho tụi em hóng với. Tiếp tục đọc

HAT: Nhật ký Tây Bắc: Trở lại Tả Lèng

Bài viết này được dẫn từ blog của Bang chủ HAT: tuanhavn.blogspot.com
 
06.03.2012
Những ngày đầu năm 2012, đi theo Gánh Hàng Xén tới Pa Cheo, tôi được phân công chia áo, chia quà cho các con ở lớp Mầm Non thôn Tả Lèng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lần đó tôi đã chết lặng khi thấy một thằng bé con khoảng 2-3 tuổi, đứng tựa cửa lớp nhìn vào với vẻ thèm thuồng. Nó chỉ mặc trên người duy nhất chiếc áo sơ-mi mỏng dài tới dầu gối, chắc của anh nó để lại, trong khi nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 6-7 độ C. Tôi đã rất hối hận vì không kịp tặng nó cái áo ấm, bởi bận quay qua quay lại phát áo trong lớp, lúc ngó ra thì nó chạy đâu mất rồi. Vội đi để kịp đến điểm trường khác theo lịch trình, tôi đã không có đủ thời gian tìm nó.

Phạm Ngọc Tiến: Chỉ là lời chúc muộn

(Bài dẫn từ blog của nhà văn Phạm Ngọc Tiến)

Vừa đi Tây Bắc 5 ngày cùng Gánh hàng xén chưa kịp tắm rửa thay quần áo thì nhận được cú điện thoại của một bạn đọc thắc mắc vì sao các blog chương trình cơm thịt chưa có lời chúc mừng 8/3 đến các cô giáo vùng cao. Tiếp tục đọc

Ma Xó: Cái bánh mì

Thích đúng giờ và gọn nhẹ khi đi xa, tôi rất bực mình khi Hà Bánh Mì thông báo xe xếp hàng xong phải chờ để chất thêm gần 3.000 cái bánh mì mang theo lên Tây Bắc. Cô nàng này bị đặt là Hà Bánh Mì cũng chẳng oan ức gì.

Sau một ngày mệt nhoài vì ngồi xe tải chặng đường Hà Nội – Tả Gia Khâu, tôi lại ức chế thêm 1 lần nữa khi cơm tối xong, trưởng đoàn Sống Thật Chậm “bắt” chúng tôi lôi gần 3.000 cái bánh mì xuống xe để chia thành từng túi cho các điểm trường cắm bản. Vừa hì hục vác mấy thùng bánh, chia bánh vào các túi nhỏ, tôi vừa lầm bầm mắng thầm mấy bà phụ nữ lôi thôi, mua việc vào người. Tiếp tục đọc